Vấn đề phát triển nông nghiệp

Cập nhật lúc: 11:30 08-12-2016 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Bài viết cung cấp những kiến thức cơ bản về vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, bao gồm các phân ngành trồng trọt và chăn nuôi

PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

 

1. Ngành trồng trọt:

Chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. 

a. Sản xuất lương thực:

            - Việc đẩy mạnh  sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

            + Đảm bảo lương thực cho nhân dân. 

            + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

            + Làm nguồn hàng xuất khẩu. 

            + Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

            -  Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:

            + Điều kiện tự nhiên: Đất, nước, khí hậu,..

=> Phát triển  sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái  nông nghiệp.

            + Điều kiện kinh tế - xã hội: Đầu tư máy  móc,  khoa học kĩ thuật,...

            -  Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

* Tình hình sản xuất lương thực:

            Diện tích  Tăng mạnh từ 5,6 triệu ha (1980) -> 7,5 triệu ha (2002) - > 7,3

triệu ha (2005).

            Cơ cấu mùa vụ  Có nhiều thay đổi.

            Năng suất  Tăng mạnh đạt 49 tạ/ha/năm.

            Sản lượng  Tăng mạnh đạt < 36 triệu tấn (1990).

            Bình quân lương thực  > 470 kg/năm.

            Tình hình xuất khẩu  Xuất khẩu gạo đứng thứ  2 thế giới  đạt 3 – 4 triệu tấn/năm .

            Vùng trọng điểm  Đồng bằng Sông Cửu Long,  Đồng Bằng Sông Hồng.

b. Sản xuất cây công nghiệp v à cây ăn quả:

b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

* Điều kiện phát triển

** Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình: ¾ là đồi núi, nhiều bề mặt bằng phẳng, là điều kiện hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn

+ Tài nguyên đất:

  • Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thuận lợi cho trồng lạc, mía, đậu tương
  • Đất Feralit: phân bố chủ yếu ở đồi núi, thích hợp trồng cau công nghiệp lâu năm

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng tạo thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới phát triển quanh năm, cơ cấu sản phẩm cây công nghiệp da dạng.

+ Nguồn nước tưới dồi dào (nước trên mặt và nước ngầm): đảm bảo nước tưới tiêu cho các vùng chuyên canh

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư đông, giàu kinh nghiệm trong sản xuất

+ Mạng lưới công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

+ Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ

+ Thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh

** Khó khăn

- Thiên nhiên nhiệt đới diễn biến thất thường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng

- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được các thị trường khó tính.

* Tình hình sản xuất và phân bố

** Tình hình sản xuất:

- Tổng diện tích cây công nghiệp liên tục tăng.

- Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

** Phân bố:

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Bao gồm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều

+ Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu về cà phê, điều, hò tiêu

+ Phân bố:

  • Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ
  • Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
  • Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung
  • Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ
  • Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long
  • .........vv...........

- Cây công nghiệp hằng năm:

+ Bao gồm: mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...

+ Phân bố:

  • Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Duyên hải miền Trung
  • Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
  • Đậu tương: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
  • .....

- Cây ăn quả

+ Bao gồm: chuối, cam, xoài, nhãn

+ Được phát triển mạnh trong những năm gần đây

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ ( Bắc Giang)

2. Ngành chăn nuôi:

* Điều kiện phát triển

                        - Thuận lợi:

+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)

+ Giống: cải tạo nhiều giống mới cho năng suất cao

+ Cơ sở về giống, dịch vụ thú ý, chế biến sản phẩm... ngày càng phát triển

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng

+Thuận lợi khác: lao động giàu kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

                        - Khó khăn:

+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.

+ Dịch bệnh

+ Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định

-  Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.

* Xu hướng phát triển:

+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá. 

+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

+ Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa)  chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

* Xu hướng phát triển

- Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng trưởng vững chắc.

- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi

* Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi

                        - Chăn nuôi lợn và gia cầm

+ Tổng đàn lợn tăng nhanh, cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.

+ Chăn nuôi gia cầm có nhiều biến động

+ Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các thành phố lớn và các địa phương có sơ sở chế biến thịt

+ Chăn nuôi lơn và gia cầm tập chung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

                        - Chăn nuôi gia súc lớn (ăn cỏ)

+ Đàn trâu có xu hướng ổn định, phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

+ Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

                                                               

        HẾT

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021