Cập nhật lúc: 15:00 30-12-2016 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12
Xem thêm: Chương 3. Địa lý các ngành kinh tế
TRẮC NGHIỆM
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Câu 1. Giá trị sản xuất ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt
A. Cây lương thực
B. Cây công nghiệp
C. Cây rau đậu
D. Cây ăn quả
Câu 2. Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, giảm tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp.
B. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây ăn quả, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây công nghiệp.
C. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp.
D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây ăn quả.
Câu 3. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi
nước ta trong thời gian qua là :
A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Câu 4. Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời
gian qua :
A. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng d ẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản
lượng lúa.
B. Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh nhất là
đẩy mạnh thâm canh.
C. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hoá chiếm
trên 20% sản lượng lương thực.
D. Nước ta đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất
trên 4,5 triệu tấn.
Câu 5. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là :
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ
Câu 6. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002.
(Đơn vị : nghìn ha)
Năm |
Cây công nghiệp hằng năm |
Cây công nghiệp lâu năm |
1975 |
210,1 |
172,8 |
1980 |
371,7 |
256,0 |
1985 |
600,7 |
470,3 |
1990 |
542,0 |
657,3 |
1995 |
716,7 |
902,3 |
2000 |
778,1 |
1451,3 |
2005 |
861,5 |
1633,6 |
Nhận định đúng nhất là:
A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.
C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.
D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục.
Câu 7. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng :
A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua
giết thịt.
C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
Câu 8. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là :
A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước.
B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.
C. Lực lượng lao động.
D. Hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
Câu 9. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải :
A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.
B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.
Câu 10. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta hạn chế phát triển :
A. Hiệu quả kinh tế thấp.
B. Đồng cỏ hẹp.
C. Nhu cầu về sức kéo giảm.
D. Không thích hợp với khí hậu.
Câu 11. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta?
A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 12. Bò được nuôi nhiều ở:
A.Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 13. Trâu được nuôi nhiều nhất ở:
A.Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 14. Vùng trồng đay truyền thống là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 15. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
A. Một số nông trường Tây Bắc.
B. Một số nơi ở Lâm Đồng
C. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
D. Các tỉnh ở Tây Nguyên
Câu 16. Cánh đồng lúa nổi tiếng ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A. Thái Bình
B. Bình - Trị - Thiên
C. Điện Biên
D. Đồng Tháp Mười
Câu 17. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là:
A. Chè.
B. Hồ tiêu.
C. Cà phê.
D. Cao su.
Câu 18. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do
A. mở rộng diện tích canh tác.
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. đẩy mạnh thâm canh.
Câu 19. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
A. Đồng cỏ tự nhiên
B. Hoa màu lương thực
C. Thức ăn chế biến công nghiệp.
D. Phụ phẩm ngành thủy sản
Câu 20. Vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
ĐÁP ÁN
1.A |
2.B |
3.C |
4.B |
5.A |
6.D |
7.A |
8.B |
9.C |
10.C |
11.C |
12.C |
13.D |
14.D |
15.C |
16.C |
17.C |
18.D |
19.B |
20.A |
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021