Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Tình hình phát triển kinh tế

Cập nhật lúc: 08:53 21-12-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9


Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về khai thác khoáng sản và thủy điện, nghề rừng, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.

BÀI 15. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiết 2)

PHẦN 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Công nghiệp
.

               - Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp
               - Công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng
               + Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng, apatit…
               + Sản xuất điện:
               . Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang.
               . Nhiệt điện: Uông Bí
               - Luyện kim, cơ khí (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang)
               - Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thủ công mĩ nghệ… 
               - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
a. Trồng trọt.

               - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
               - Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
               - Cây công nghiệp:
               + Chè: có diện tích  chè lớn nhất  cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
               + Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
               - Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
               - Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
               - Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ),  trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..

b.Chăn nuôi.
               - Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
               - Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
               - Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).
c. Thủy sản.

- Nghề nuôi tôm, cá trên ao hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ (Quảng Ninh)

3. Dịch vụ.

            - Các hệ thống đường giao thông (…) , các cửa khẩu quốc tế  (…) => thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển du lịch.

            + Vùng có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn (…..).

rất thuận lợi để phát triển du lịch.

  

V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ 

            - 4 trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

            - Mỗi trung tâm có một số ngành công nghiệp đặc trưng.


B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK TRANG 69

Bài 1. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

            Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì:

            - Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng , gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

            + Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

            + Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

            ⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

            - Tiểu vùng Tây Bắc:

            + Có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta.

            + Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 2400 MW), thủy điện Hòa Bình (1920 MW)…

Bài 2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

            Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng:

            - Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

            - Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

            - Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

Bài 3. Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

a. Vẽ biểu đồ.


Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.

b. Nhận xét:

               Trong thời kì 1995 – 2002,

               - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh Tây Bắc.

               + Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

               + Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

               - Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

               + Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

               + Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

               ⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021