Vùng Đồng bằng sông Hồng - Tự nhiên và dân cư - xã hội

Cập nhật lúc: 09:02 21-12-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9


Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi , điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tập trung dân cư đông đúc và nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế.

BÀI 16. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

PHẦN 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ – XÃ HỘI

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I. Lãnh thổ và vị trí địa lý.

            - Gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình.

            - Diện tích nhỏ nhất nước ta, 15 nghìn km2 (chiếm 4,5 % diện tích cả nước)

            - Vị trí:

            + Phía Bắc và phía Tây giáp Trung Trung du miền núi Bắc Bộ,

            + Phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ

            + Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ.

            + Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

 =>Ý nghĩa: Là cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

            1. Địa hình.

            - Địa hình chủ yếu là đồng bằng ®  thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế và tập trung dân cư.

             2. Đất đai.

            - Chủ yếu là đất phù sa ngọt của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, là điều kiện thuận lợi dể phát triển nông nghiệp.

             3. Khí hậu.

            - Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh, tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính

             4. Sông ngòi.

            - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

            ® bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển giao thông đường sông, thủy sản và du lịch.

             5. Sinh vật.

            Có các vườn quốc gia: Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy ® có giá trị phát triển du lịch sinh thái.

            6. Khoáng sản.

- Than nâu trữ lượng nhiều tỉ tấn, đá vôi ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình,  cao lanh ở Hải Dương, khí đốt ở Tiền Hải, Thái Bình.

® Phát triển công nghiệp

            7. Biển.

            Có đường bờ biển dài 400km từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng khai thác thủy sản, phát triển giao thông đường biển, du lịch.

            *Khó khăn:

            - Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, bão, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, khoáng sản ít, than nâu khó khai thác…

            - Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải đưa từ các vùng khác tới và nhập từ nước ngoài.

  III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI

            - Dân cư lao động:

            + Đông dân: 19,9 triệu người = 21,5%  dân số cả nước (2016)

            + Mật độ: 1000 – 2000 người/km2 (1320 người/km2 - 2016) cao nhất cả nước.

            * Thuận lợi:

            + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

            + Người lao động có truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động vào loại dẫn đầu cả nước.

            * Khó khăn:

            + Thu nhập bình quân đầu người thấp , tỉ lệ thất nghiệp cao

            + Áp lực đối với các vấn đề kinh tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, môi trường

            - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.

            - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.

            -  Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, vào loại tốt nhất cả nước.

            - Có 1 số đô thị hình thành từ lâu đời, có nhiều lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, có giá trị phát triển du lịch.

 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (SGK trang 65)

             Bài 1. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

            a. Thuận lợi.

            - Địa hình chủ yếu là đồng bằng, thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế và tập trung dân cư đông đúc.

            - Chủ yếu là đất phù sa hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, là điều kiện thuận lợi dể phát triển nông nghiệp.

            - Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh, tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính

            - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

            ® bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, pt GT đường sông, du lịch.

            - Sinh vật: có các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (Cúc Phương, Xuân Thủy, Cát Bà…) có giá trị phát triển du lịch sinh thái.

            - Khoáng sản: than nâu trữ lượng 210 tỉ tấn, đá vôi ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình,  cao lanh ở Hải Dương, khí đốt ở Tiền Hải, Thái Bình => phát triển công nghiệp.

            - có đường bờ biển dài 400km từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng khai thác thủy sản, phát triển giao thông vận tải đường biển, du lịch biển, đảo.

            b. Khó khăn.

            - Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa.

             Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài.

            - Rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất.

            - Thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác.

            Bài 2: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

            - Ngăn lũ, bảo vệ vùng dân cư trong đê trước các thiên tai bão, lũ.

            - Vùng ngoài đê hàng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ và mở rộng về phía biển.

            - Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng còn là nét văn hóa độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam.

            Bài 3: Dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 20.2. Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và đồng bằng sông Hồng, năm 2002.

Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

            a. Xử lí số liệu: tính bình quân lương thực (ha/người):

            - Đơn vị tính số dân và sản lượng lương thực của đề bài là nghìn hatriệu người, để tính bình quân đất nông nghiệp/ người (ha/người), ta phải đổi số liệu:

            Số dân: 1 triệu người = 1000 nghìn người

            79,7 triệu người = 79.700 nghìn người

            17,5 triệu người = 17.500 nghìn người

            - Áp dụng công thức:


Ta có bảng kết quả:

            Bảng: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002.

            Đơn vị: ha/người

Biểu đồ bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002.

 

            b. Nhận xét:

            - Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của đồng bằng sông Hồng (0,05 ha/người) rất thấp so với cả nước (1,18 ha/người).

            - Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước gấp 23,6 lần đồng bằng sông Hồng.

            ⟹ Cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở đồng bằng đang diễn ra mạnh mẽ, dân số tập trung đông đúc, trong khi diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng (xây dựng nhà máy, công ty, khu dân cư…) và một phần bị thoái hóa.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021