Trọng tâm kiến thức ôn tập học kì 1 - Địa lí 9

Cập nhật lúc: 08:59 14-12-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9


Bài viết hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm, cơ bản cần nắm vững của các chuyên đề: địa lí dân cư, địa lí kinh tế và địa lí vùng kinh tế. Qua đó giúp học sinh hình dung rõ hơn về các phần đã học, nắm chắc các vấn đề quan trọng trong quá trình ôn luyện.

ÔN TẬP HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 9

I. Địa lí dân cư.

             - Người Kinh chiếm hơn 86% tổng số dân cả nước, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du.

            - Các dân tộc ít người phân bố ở miền núi.

            - Số dân: 2016 Việt Nam có 96,7 triệu người.

            - Dân số Việt Nam tăng nhanh từ những năm 50 của thế kỷ XX, hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm nhanh

            - Cơ cấu dân số nước ta trẻ nhưng đang già đi, tỉ số giới tính ngày càng tăng.

            - Dân cư phân bố không đồng đều: Đông đúc ở đồng bằng, đô thị, thưa thớt ở miền núi.

            - Tỉ lệ dân thành thị tăng

            - Nguồn lao động dồi dào, chất lượng đang tăng lên. Vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt

II. Địa lí kinh tế.

1. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

            - Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trong công nghiệp, dịch vụ

            - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ, các vùng kinh tế trọng điểm

            - Cơ cấu thành phần kinh tế: chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

            2. Địa lí các ngành kinh tế.

           

            a. Nông nghiệp.

            - Các nhân tố ảnh hưởng:

            + Các nhân tố tự nhiên: Địa hình-đất, khí hậu, nước, sinh vật.

            + Các nhân tố kinh tế xã hội: dân cư lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn, thị trường, chính sách.

            - Các ngành:

            + Nông nghiệp:

                                    .Trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp…)

                                    . Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.

            + Lâm nghiệp

            + Thủy sản: điều kiện phát triển, thực trạng (khai thác, nuôi trồng)

            b. Công nghiệp.

            - Các nhân tố ảnh hưởng:

            + Các nhân tố tự nhiên: khoáng sản, thủy năng, các nhân tố khác (địa hình-đất, khí hậu, nước, sinh vật, biển).

            + Các nhân tố kinh tế xã hội: dân cư lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn, thị trường, chính sách.

            - Các ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, sản xuất điện, cơ khí-điện tử, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất  dệt may.

 Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở các đô thị, các thành phố lớn.

            c. Dịch vụ.

            + Cơ cấu đa dạng: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính…

            + Giao thông vận tải phát triển đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, đường ống

            + Bưu chính viễn thông: ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng viễn thông nhanh nhất thế giới

            + Thương mại: nội thương, ngoại thương: tăng về giá trị, thị trường ngày càng mở rộng.

            + Du lịch.

III. Địa lí vùng kinh tế (Sự phân hóa lãnh thổ).

      

------------------- HẾT --------------------

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021