Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Cập nhật lúc: 08:53 30-11-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9


Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ và trước hết. Tuy nhiên, các nhân tố tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp khai thác.

 

BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I. Cơ cấu ngành công nghiệp.

            - Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

            - Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.

            - Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm.

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

            - Khai thác than:

            + Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

            + Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

            + Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

            - Khai thác dầu khí:

            + Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

            + Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

            + Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

2. Công nghiệp điện.

            - Sản lượng điện tăng lên nhanh.

            - Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

            - Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

            - Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

            - Các phân ngành chính:

            + Chế biến sản phẩm trồng trọt.

            + Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

            + Chế biến thủy sản.

            - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

4. Công nghiệp dệt may.

            - Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

            - Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

            - Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

III. Các trung tâm công nghiệp lớn:

            - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.

       - Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. BÀI TẬP.

Câu hỏi 1 trang 41 sgk Địa lí 9:

       Hãy sắp  xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Trả lời:

 

Câu hỏi 2 trang 41 sgk Địa lí 9:

       Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Trả lời:

       - Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như:

       + Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô, hàng nông sản xuất khẩu.

       + Sản phẩm ngành chăn nuôi: phẩm từ thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa..

       + Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

 

 

 

---------------- HẾT ----------------

 

 

 

                                                                                                                            

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021