Cập nhật lúc: 08:47 30-11-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9
Xem thêm: Chương 2. Địa lí kinh tế
BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. Lâm nghiệp.
1.Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) à nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.
- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.
II. Ngành thủy sản.
Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.
1. Nguồn lợi thủy sản.
- Thuận lợi:
+ Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.
Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.
+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.
+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá à góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.
- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.
B. BÀI TẬP.
Câu hỏi 1 trang 37 sgk Địa lí 9:
Hãy xác định trên hình 9.2, các vùng phân bố rừng chủ yếu.
Trả lời:
Các vùng phân bố rừng chủ yếu:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ (có độ che phủ rừng lớn nhất).
- Vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tây Nguyên.
Câu hỏi 2 trang 37 sgk Địa lí 9:
Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá.
Trả lời:
Các tỉnh trọng điểm nghề cá:Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Câu hỏi 3 trang 37 sgk Địa lí 9:
Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản, thời kì 1990 -2002.
Trả lời:
Bảng số liệu:
Bảng 9.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Năm |
Tổng số |
Chia ra |
|
Khai thác |
Nuôi trồng |
||
1990 1994 1998 2002 |
890,6 1465,0 1782,0 2647,4 |
728,5 1120,9 1357,0 1802,6 |
162,1 344,1 425,0 844,8 |
---------------- HẾT ----------------
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021