Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Cập nhật lúc: 16:09 12-12-2016 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Với vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 và hệ thống sông ngòi, ao hồ, vũng vịnh, nước ta có nhiều tiềm năng cho phát triển ngành thủy sản. Tỷ trọng thủy sản ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh đó, lâm nghiệp cũng đóng góp vai trò quan trọng với quốc gia có diện tích đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ

BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

1. Ngành thủy sản

a. Điều kiện phát triển

* Thuận lợi

** Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Nguồn hải sản phong phú.

- Có nhiều ngư trường trọng điểm (4 ngư trường lớn)

- Nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng và xây dựng cảng cá.

- Nhiều vũng vịnh thuận lợi cho các bãi cá đẻ.

- Nhiều aohồ, sông ngòi.

** Điềukiệnkinhtế - xãhội

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được trang bị hiện đại.

- Dịch vụ nghề cá phát triển.

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước.

* Khókhăn:

- Thiên tai vùng biển (bão, gió mùa).

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nhìn chung còn chậm đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá, cơ sở chế biến thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Một số vùng môi trường bị suy thoái.

b. Sự phát triển và phân bố

- Sản lượng thủy sản nước ta không ngừng tăng.

- Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị.

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng khai thác liên tục tăng, chủ yếu khai thác hải sản biển.

+ Nghề cá phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ với nhiều tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt.

- Nuôi trồng:

+ Sản lượng và diện tích nuôi trồng liên tục tăng.

+ Nhiều loại thủy sản được đưa vào nuôi trồng, trong đó quan trọng nhất là tôm.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

- Ngành lâm nghiệp bao gồm:

+ Lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng)

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

-Về trồng rừng:

+ Hàng năm trồng được trên dưới 200 ngàn ha.

+ Diện tích trồng rừng hiện nay chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Khai thác: gỗ,tre, luồng, trúc.

+ Về chế biếngỗ:

  • Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
  • Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 400 nhà máy cưa, xẻ gỗ.
  • Công nghiệp bột giấy phát triển mạnh với nhiều nhà máy, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021