Cập nhật lúc: 15:00 28-01-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12
Xem thêm: Chương 4. Địa lý các vùng kinh tế
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1. Khái quát chung:
a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
- Gồm 8 tỉ nh, thành phố: Tp Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận , 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Diện tích: 44,4 nghìn km2(13,4% cả nước).
- Dân số: 8,9 triệu người, năm 2006 (10,5% cả nước).
- Vị trí địa lí: Giáp Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển Đông.
=> Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực. Phát triển cơ cấu kt đa dạng .
b. Đặc điểm chung:
* Tự nhiên:
- Địa hình:
+ Dải lãnh th ổ hẹp, phía tây là sườn Đông Trường Sơn, phía đông là biển Đông, dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên với B ắc Trung Bộ ở phía Bắc, phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi lan ra sát biển chia nhỏ các đồng bằng duyên hải tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đ ẹp.
+ Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn là tiề m năng to lớn trong việc phát triể n nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ h ải sản.
- Khí hậu:
+ Mang đặc điểm khí hậu Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB.
+ Cực Nam Trung Bộ ít mưa, khô h ạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận, Bình Thuận
- Sông ngòi: Ngắn dốc, lũ lên nhanh (Mùa mưa), nhưng mùa khô lại rất cạn, vì vậy làm hồ chứa nước là biện pháp thuỷ lợi quan trọng .
+ Tiềm năng thuỷ điện không lớn có thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô nhỏ và trung bình.
- Rừng: Năm 2005 là 1,77 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 38,9%, nhưng tới 97% là rừng g ỗ, ch ỉ 2,4% là rừng tre n ứa.
- Khoáng sản: Ch ủ yếu cát thuỷ tin ở Khánh Hoà, dầu khí ở th ềm lục địa Nam Trung Bộ, vàng ở Bồng Miêu, Quảng Nam…
- Các đồng bằng ch ủ yếu là đất cát pha và đ ất cát. Một số đồng bằng khá trù phú như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu.
* Kinh tế - xã hội:
- Có nhiều dân tộc ít người.
- Chịu tổn thất về người và của trong chiến tranh .
- Có chuỗi đô thị ven biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Di sản văn hoá thế giới: Tháp Chàm, phố cổ Hội An.
- Có các khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai,…
- Mức sống th ấp, cơ sở h ạ t ầng chưa đồng bộ. Đang thu hút nhiều dự án đầu tư.
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
a. Nghề cá:
- Tiềm năng phát triển: Nhiều bãi cá, tôm với 2 ngư trường lớn là Hoàng Sa và
Trường Sa. Nhiều đầm phá, các tỉnh đều giáp biển.
- Tình hình phát triển:
+ Sản lượng: 642 nghìn tấn (2005) - Sản lượng cá: 420.000 tấn.
+ Các loại cá có giá trị kinh tế lớn: Cá thu, cá nục, cá ngừ đại dương, cá hồng và nhiều loài tôm, mực,...
- Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Hoạt động chế biến h ải sản phong phú đa dạng . Nước m ắm Phan Thiết n ổi tiếng thơm ngon.
- Tương lai ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề th ực ph ẩm và phục vụ xuất kh ẩu.
- Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa cấp bách.
b. Du lịch biển:
- Nhiều bãi bi ển n ổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳ nh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận)…
=> phát triển du lị ch và các họat động nghĩ dưỡng .
- Nha Trang: Điểm đến h ẫp dẫn. Đà Nẵng: Trung tâm du lịch quan trọng.
- Hình thức phong phú: Du lịch biển đ ảo, du lịch an dưỡng, th ể thao.
c. Dịch vụ hàng hải:
- Địa hình khúc khuỷu có điều ki ện xây dựng các cảng biển nước sâu.
- Cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong: Hình thành cảng trung trung chuyển quốc tế l ớn nh ất tại VN.
d. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối:
- Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Sản xuất muối: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), …
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng:
a. Phát triển công nghiệp:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Quy mô: Nhỏ và trung bình.
+ Phân bố: Dọc ven biển, đồng th ời là các đô th ị l ớn trong vùng.
+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, s ản xuất hàng tiêu dùng.
- Hình thành một số khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu kinh tế mở Chu Lai.
- Hạn chế: Nghèo tài nguyên khoáng s ản, thiếu điện nghiêm trọ ng.
=> Giải pháp:
- Xây dựng các nhà máy thuỷ điệ n: Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta ở Ninh Thuận.
- Sử dụng lưới điện qu ốc gia (Hoà Bình và Yali).
b. Phát triển giao thông vận tải:
- Nâng cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam:
- Các tuyến Đông - Tây: Quố c lộ 19, 26 nối v ới các cảng nước sâu (Dung Quất, Cam Ranh) giúp m ở rộng quan hệ của vùng với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Hiện đại hoá các sân bay, đặc bi ệt là sân bay quốc t ế Đà Nẵng và các san bay trong nước: Quy Nhơn, Nha Trang, Chu Lai, ...
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021