Vấn đề phát triển ngành Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Cập nhật lúc: 15:00 23-01-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Địa lý ngành dịch vụ bao gồm các ngành Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch. Bài viết sẽ cung cấp phần kiến thức về vấn đề phát triển ngành Giao thông vận tải và thông tin liên lạc của nước ta trong những năm trở lại đây.

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. Giao thông vận tải:

 Những điều kiện phát triển GTVT nứớc ta:

* Vị trí địa lí:

- Nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á.

-  Gần tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

-  Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

-  Vị trí trung chuyển của các tuyến hàng không quốc tế.

-  Vị trí này cho phép nước ta phát triển các loại hình giao thông đường bộ,   đường

biển, đường hàng không trong nước và quốc tế.

* Điều kiện tự nhiên:

-  Địa hình:

+  Địa hình kéo dài theo chiều Bắc Nam.

+  Hướng núi và hướng sông của miền Bắc và Miền Trung.

+ Tuy nhiên nước ta ¾ là đồi núi, cao nguyên, lại bị chia cắt mạnh nên  việc xây

dựng GTVT gặp nhiều khó khăn.

-  Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, giao thông có thể hoạt động suốt 12 tháng.

+ Mùa mưa bão giao thông gặp nhiều khó khăn.

- Thủy văn  :

+ Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và mạng lưới kênh rạch  chằng chịch.

+ Bờ biển nước ta nhiều đoạn khúc khỉu tạo nên nhiều vịnh kín và nhiều cửa sông  lớn là điều kiện xây dựng các cảng nước sâu (Cái Lanh, Dung Quất, Cam Ranh, . . .).

+ Chế độ nước theo mùa gây khó khăn cho GTVT.

* Điều kiện kinh tế -  Xã hội  :

-  Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển của

ngành giao thông.

-  Nền kinh tế nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu

GTVT phải đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

-  Cơ sở vật chất:

+ Nước ta đã xây dựng được một mạng lưới giao thông rộng khắc và đa dạng.

+ Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, xây dựng nhiều tuyến giao thông huyết mật.

+ Nhiều xí nghiệp  cơ khí giao thông sản xuất các phương tiện giao thông hiện đại

+ Đội ngũ công nhân ngành giao thông trình độ cao ngày càng nhiều.

-  Đường lối chính sách: Ưu tiên phát triển GTVT, đổi mới cơ chế, Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông.           

a. Đường ôtô:

-  Mạng lưới  đường   bộ  ngày càng hiện đại hóa, cơ bản đã phủ  kín các vùng.  Tổng

chiều dài 181421km, mật độ trung bình 0,55 km/km

- Tuyến đường chính:

+ Quốc lộ  1A dài 2300km (từ  cửa kh ẩu Hữu Nghị,   L ạ ng Sơn đến  Năm Căn,  Cà

Mau) là tuyến đường xương sống  của nước ta.

+ Quốc lộ  14 dài 890 km  từ Quảng Trị đến Bình Phước.

+ Các Quốc lộ  theo hướng Đông - Tây: 2, 3, 4, 5, 6, 20, 22, … 

+ Tuyến đường Hồ  Chí Minh  dài trên 3000 km, thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  -  xã hội dải đất phía Tây của đất nước.

b. Đường sắt:

- Đặc điểm:

+ Tổng chiều dài là 3143,7km .  Trong đó có 2630 km đường chính, gồ m 6 tuyến.

+ Đường sắt Th ống Nhất. (Hà Nội -  Thành phố  HCM) dài 1726 km.

+ Các tuyến khác: Hà Nội - Hải Phòng 102 km, Hà Nội -  Lào Cai 293 km, Hà Nội -Thái Nguyên 75 km, ...

-  Trước 1991 còn chậm phát triển, chất lượng phục vụ  hạn chế. Nay được nâng cấp, hiện đại hóa.

c. Đường sông:

-  Điều kiện phát triển:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Có nhiều sông lớn.

+ Hạn chế: Nhiều thiên tai, phân hóa mực nước sông theo mùa.

-  Tuyến đường chính:

+ Sử dụng 11000km vào mục đích giao thông.

+ Tập trung:

  • Hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
  • Hệ thống sông Mêkông -  sông Đồng Nai.
  • Một số sông lớn ở miền Trung.

d. Đường biển:

-  Điều kiện phát triển:

+ Đường bờ biển dài  3260km.

+ Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

-  Cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ.

- Tuyến đường chính: Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh: 1500km.

-  Các hải cảng và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất,

Sài Gòn,  ..

e. Đường hàng không:

-  Tình hình phát triển:

+ Ngành non trẻ, phát triển nhanh.

+ Đến năm 2007 có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.

- Tuyến bay: Hà Nội -  TP HCM - Đà Nẳng  và đến 16 tỉnh và thành phố trong nước

cũng như nhiều nơi trên thế giới.

d. Đường ống:

-  Ngày càng phát triển -  vận chuyển dầu khí.

-  Tuyến đường ống B12 (Bãi Cháy  -   Hạ Long) tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Các tuyến đường dẫn khí ở thềm lục địa phía Nam vào đất liền.

- Với 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 570 km đường ống dẫn khí…

2. Thông tin liên lạc:

a. Bưu chính:

* Hiện trạng phát triển:

-  Đặc điểm nổi bật có tính phục vụ cao.

-  Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.

-  Hạn chế:

+ Mạng lưói phân bố chưa hợp lí.

+ Công nghệ lạc hậu.

+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.

+ Thiếu lao động có trình độ.

* Xu hướng phát triển:

-  Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá.

-  Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

b. Viễn thông:

* Đặc điểm:

-  Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.

+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.

+ Nay:  Tăng trưởng cao: 30%/năm.  Có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê

bao/100 dân.

-  Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.

* Mạng lưới Viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:

+ Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động.

+ Mạng phi thoại: fax, báo điện tử…

+  Mạng truyền dẫn: Sợi cáp quang, sóng viba, …

 

                                                                         HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021