Cập nhật lúc: 09:00 20-01-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12
Xem thêm: Chương 3. Địa lý các ngành kinh tế
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1. Công nghiệp năng lượng.
a. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
* Công nghiệp khai thác than:
- Than Antraxit: Tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn.
- Than nâu: Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn. Than Mỡ làng Cẩm -Thái Nguyên.
- Than bùn: Phân bố ở nhiều nơi, tập trung đồng bằng Sông Cửu Long.
- Sản lượng : Năm 2005 đạt 34 triệu tấn, xuất kh ẩu 17,9 triệu tấn còn lại cung cấp
ch ủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện.
* Công nghiệp khai thác dầu khí:
- Bắt đầu khai thác 1986 với các b ể tr ầm tích chứa d ầu ngoài th ềm lục địa.
- Sản lượng: 18,5 triệu tấn
- Công nghiệp lọc, hoá dầu ra đời: công suất 6,5 triệu tấn/năm (D Quất - Q Ngãi).
- Khí tự nhiên: Nhiên liệu cho tuố c bin khí, sản xuất phân đạm.
- Phân bố: Bể trầm tích Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai. Các bể tr ầm
tích Trung Bộ và bể tr ầm tích sông Hồng đang thăm dò tìm kiếm.
b. Công nghiệp điện lực:
* Thế mạnh: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng dòng chảy lớn, nhiên liệu
phong phú.
* Tình hình sản xuất.
- Sản lượng điện tăng rất nhanh: Từ 5,2 tỉ kwh (1985) lên 52,1 tỉ kwh (2005).
- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi như sau:
+ Giai đoạn 1991 - 1996 thủy đi ện chiếm hơn 70%.
+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
- Mạng lưới tải điện: Hai đường dây siêu cao áp Bắc - Nam 500kW:
* Thủy điện:
- Công suất: Khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
- Sản lượng: 260 - 270 tỉ kwh.
- Các nhà máy thủy điện đã xây dựng: (Sử dụng Atlat để nêu ra).
- Hiệ n nay, đang tiến hành xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điệ n khác trong cả nước trong đó có công trình thủy điện Sơn La công suất 2400 MW - l ớn nh ất Đông Nam Á.
* Nhiệt điện: (Sản xuất từ than, khí).
+ Lớn nhất Phả Lại I ở Hải Dương công suất 440 MW (Than), Uông Bí ở Quảng Ninh công suất 150 MW, Ninh Bình công suất 110 MW.
+ Điện chạy bằng tuốc bin khí: Bà Rịa 328 MW, Phú Mĩ I 1090 MW , Cà Mau,…
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
a. Điều kiện phát triển:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, phong phú từ ngành nông nghiệp
- Lao động đông, nhiều kinh nghiệm
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến từng bước được hoàn thiện
- Chính sách đầu tư của nhà nước
- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng càng mở rộng
b. Sự phát triển
- Cơ cấu ngành phong phú, đa dạng với 3 nhóm ngành chính .
+ Chế biến các sản phẩm trồng trọt ( công nghiệp xay xát, công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá; công nghiệp đường mía, công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước ngọt…)
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa...)
+ Chế biến sản phẩm thuỷ, hải sản ( chế biến tôm, cá.. đông lạnh, nước mắm ...)
- > Việc phân bố mang tính chất quy luật, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021