Cập nhật lúc: 10:00 23-12-2016 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12
TRẮC NGHIỆM SỬ DỤNG VÀ
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng.
A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
Câu 2. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc :
A. Thành phố Hải Phòng.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Tỉnh Cần Thơ.
D. Tỉnh Cà Mau.
Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là :
A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Câu 5. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là :
A. Đất phèn.
B. Đất feralit trên đá vôi.
C. Đất xám bạc màu.
D. Đất than bùn, glây hoá.
Câu 6. Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào :
A. Tháng 8 - 1991.
B. Tháng 1 - 1994.
C. Tháng 12 - 2003.
D. Tháng 4 - 2007.
Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là :
A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.
C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
Câu 8. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị : triệu ha)
Năm |
1943 |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Tổng diện tích rừng |
14,3 |
9,6 |
7,2 |
9,2 |
10,9 |
12,1 |
Rừng tự nhiên |
14,3 |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,0 |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Nhận định đúng nhất là :
A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Câu 9. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
Câu 10. Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học :
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta :
A. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học).
B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định.
C. Công nghệ khai thác lạc hậu.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 12. Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là :
A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan.
B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.
C. Vùng Tây Bắc.
D. Vùng hạ lưu sông Cả.
Câu 13. Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở :
A. Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
B. Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.
C. Ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).
D. Ở Mường Xén (Nghệ An).
Câu 14. Đây không phải là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :
A. Thay rừng tự nhiên bằng rừng sản xuất.
B. Tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ rừng
C. Giao đất giao rừng cho nông dân.
D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
Câu 15. Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải :
A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.
Câu 16. Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về
A. Giá trị kinh tế.
B. Cảnh quan môi trường tự nhiên
C. Cân bằng môi trường sinh thái.
D. Câu C + B đúng
Câu 17. Loại hình nào sau đây không khuyến khích phát triển mạnh ở khu bảo tồn thiên nhiên
A. Trồng rừng sản xuất
B. Phục vụ nghiên cứu khoa học
C. Quản lí môi trường và giáo dục
D. Bảo vệ và duy trì các loài động thực vật trong điều kiện tự nhiên
Câu 18. Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng (%)
A. 50-60.
B. 60-70.
C. 70-80.
D. 80-90
Câu 19. Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do:
A. Thiên tai.
B. Các dịch bệnh
C. Sự khai thác bừa bãi và phá rừng.
D. Chuyển đổi loại rừng.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25, Khu nào sau đây không nằm trong danh mục khu dự trữ sinh quyển của thế giới?
A. Cúc Phương.
B. Cù Lao Chàm
C. Cát Tiên.
D. Cần Giờ
ĐÁP ÁN
1.B |
2.B |
3.B |
4.B |
5.A |
6.B |
7.B |
8.C |
9.D |
10.C |
11.D |
12.A |
13.B |
14.A |
15.D |
16.D |
17.A |
18.C |
19.C |
20.A |
HẾT
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021