Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Cập nhật lúc: 15:00 10-03-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 11


Trung Quốc là nước láng giềng ở phía bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là một quốc gia chậm phát triển, gần đây Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới

BÀI 10
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

PHẦN 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

Diện tích:  9572,8 triệu km2.
Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
Thủ đô: Bắc Kinh

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ

          - Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
          - Giáp 14 nước

          - Biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.
          - Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

          - Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ven biển có hai đặc khu hành chính là Hồng Công và Ma Cao. Đảo Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 

Miền Đông

Miền Tây

Giới hạn

Trải dài từ vùng duyên hải vào đất liên, đến kinh tuyến 1050Đ.

Chiếm 50% diện tích của cả nước

Phía Tây kinh tuyến 1050Đ.

Địa hình

Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ -> thuận lợi phát triển nông nghiệp

Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa  -> giao thông khó khăn

Khí hậu

Từ Nam lên Bắc có khí hậu cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa

Thiên tai: lụt lội, bão…

Ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên hoang mạc và bán hoang mạc

Sông ngòi

Hạ lưu các con sông

Nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang…

Đất đai

Chủ yếu là đồng bằng

Vùng núi, hoang mạc

Khoáng sản

Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt

Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt

Sinh vật

Rừng, tài nguyên biển

Rừng, đồng cỏ tự nhiên

 

III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư

          - Là nước đông dân nhất  thế giới.
          - Có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
          - Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
          - Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con. Kết quả là tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm. Đồng thời tư tưởng trọng nam tác động tiêu cực tới tiêu cực tới cơ cấu giới tính, lâu dài là ảnh hưởng đến nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

2. Xã hội
          - Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
          - 90% dân số biết chữ.

          - Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục
          - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.

 

PHẦN 2. KINH TẾ

I. Khái quát
          - Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
          - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.

II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp

          - Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
          - TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
          - Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
          - Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
          - Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
          - Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
          - Công nghiệp hóa nông thôn.

2. Nông nghiệp
          - Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
          - Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
          - Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
          - Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/ người thấp.
          - Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
          - Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
          - Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.

III. Quan hệ Trung - Việt
          Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.

          Từ năm 1999, quan hệ hợp tác theo phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021