Cập nhật lúc: 15:00 16-11-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 11
Xem thêm: Địa lý khu vực và quốc gia
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - LỚP 11
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nướC. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp.
- Các nước phát triển thì ngược lại.
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs).
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước
- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu kinh tế:
+ các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển > các nước đang phát triển.
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển.
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
+ Bốn trụ cột:
* Công nghệ sinh học.
* Công nghệ vật liệu.
* Công nghệ năng lượng.
* Công nghệ thông tin.
=> Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức (nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao).
Bài 2. Xu hướng toán cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Xu hướng toàn cầu hóa
- Là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, … Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
1. Toàn cầu hóa về kinh tế
A. Thương mại phát triển:
- Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
- Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh.
- Đầu tư ngày càng lớn vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...)
C. Thị trường tài chính mở rộng:
- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn:
- Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau
- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nướC.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
- Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX.
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế chất lượng cuộc sống.
2. Già hóa dân số
- Dân số thế giới có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng.
- Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
+ Thiếu lao động.
+ Chi phí phúc lợi cho người già tăng.
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn
- Lượng CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất tăng.
- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt gây mưa axit; khí thải CFCs -> tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng.
2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương
- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng => thiếu nước sạch.
- Chất thải công nghiệp chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông biển, các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu làm môi trường biển chịu nhiều tổn thất.
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng. Hâu quả là mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …
III. Một số vấn đề khác
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố; hoạt động kinh tế ngầm trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.
- Để giải quyết các vấn đề, cần có sự hợp tác tích cực từ giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế
Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. Một số vấn đề tự nhiên
- Khí hậu: khô nóng
- Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan rừng.
- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho…
- Rừng chiếm diện tích không lớn so với toàn diện tích lãnh thổ; phân bố chủ yếu ở Tây Bắc (khu vực dãy Atlat) và quanh Xích đạo: rừng xích đạo nhiệt đới ẩm, rừng cậnnnhiệt đới khô…
- Sông ngòi: Sông Nil.
Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức, làm cho môi trường bị tàn phá gây hiện tượng hoang mạc hóa, tài nguyên dần cạn kiệt
Giải pháp cấp bách : Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên + áp dụng các biện pháp thủy lợi.
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội
- Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Chiếm >2/3 tổng số người nhiễm HIV trên thế giới.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục + Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật => những thách thức lớn
=> Cần sự cải thiện cuộc sống.
Cần ổn định để phát triển kinh tế.
Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.
III. Một số vấn đề kinh tế
- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển.
- Qui mô nền kinh tế quá nhỏ bé.
=> Nguyên nhân:
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
+ Trình độ dân trí thấp
- Nền KT châu Phi cũng đang phát triển theo chiều hướng tích cựC.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên
- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
2. Dân cư và xã hội
- Dân cư còn nghèo đói.
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.
- Cải cách ruộng đất không triệt để => dân nghèo không có ruộng
- Đô thị hóa tự phát => đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng vấn đề xã hội và phát triển kinh tế.
II. Một số vấn đề kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm thiếu ổn định.
- Nợ nước ngoài lớn.
- Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị thiếu ổn định.
+ Các thế lực bảo thủ cản trở.
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế, xã hội độc lập, tự chủ.
- Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế. giáo dụC.
-> Nhiều nước đã khống chế được lạm phát, xuất khẩu tăng nhanh, nền kinh tế từng bước được cải thiện
- Tuy nhiên quá trình cải cách kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Tây Nam Á
- Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
- Lãnh thổ bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái -> những phần tử cực đoan gây mất ổn định khu vực.
2. Trung Á
- Diện tích: 5,6 triệu km2.
- Số dân: 61,3 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ,
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
+ Khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới có thể trồng bông và cây công nghiệp.
+ Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
+ Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
+ Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
+ Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.
* Điểm tương đồng, giống nhau của hai khu vực
- Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới -> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái.
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vựC.
Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kì
PHẦN 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Diện tích: 9629 nghìn km2
Dân số: 296,5 triệu người (năm 2005)
Thủ đô: Oa-sinh-tơn
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Bao gồm: Phần rộng lớn của Trung tâm Bắc Mĩ. Bán đảo A-lax-ca và quần đảo Hawai.
- Diện tích > 8 triệu km2
=> thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở Tây bán cầu.
- Giữa 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp Canada, Mehico và vịnh Mehico và Mĩ Latinh.
II. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Hoa Kì có sự phân hóa đa dạng
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
A. Vùng phía Tây
- Địa hình: là vùng núi trẻ Coocdie, các dãy núi trẻ cao > 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.
B. Vùng phía Đông
- Địa hình: gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
+ Dãy Apalat cao trung bình khoảng 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông thuận tiện. Khoáng sản chủ yếu là: than đá, quặng sắt. Nguồn thuỷ năng phong phú.
+ Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương: diện tích tương đối lớn,đất đai phì nhiêu -> thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả
- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương & cận nhiệt đới.
C. Vùng đồng bằng trung tâm:
- Bao gồm khu vực nằm giữa A-pa-lay và dãy Rốc-ki.
- Địa hình: Phía bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, phía Nam là đồng bằng phù sa.
- Khí hậu: Ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Đất phù sa màu mỡ, rộng.
- Đồng cỏ rộng.
2. A-la-xca và Hawai
A. A-la-xca
- Là bán đảo rộng lớn.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
B. Hawai: Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đông thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
2. Thành phần dân cư
Thành phần dân cư đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu.
+ Gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người.
3. Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố tập trung ở:
+ Vùng Đông Bắc và ven biển.
+ Sống chủ yếu ở các đô thị.
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phíaNam và ven Thái Bình Dương.
PHẦN 2. KINH TẾ
I. Qui mô nền kinh tế
- Hoa Kì được thành lập năm 1776 nhưng đến 1890 nền kinh tế đã vượt qua nhiều cường quốc khác và đứng đầu thế giới cho đến nay
- GDP bình quân đầu người năm 2004 khoảng 39739 USD
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ:
Phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004 chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới.
- Từ 1990 – 2004 giá trị nhập siêu ngày càng lớn
b. Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
- Các loại hình giao thông đa dạng và đều rất phát triển
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại, có nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị GPS cho nhiều nước trên thế giới
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
2. Công nghiệp:
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện.
+ Công nghiệp khai khoáng.
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng tỷ trọng các ngành hiện đại: hàng không – vũ trụ, điện tử.
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
3. Nông nghiệp:
Hoa Kì nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỷ trọng hoạt động thuần nông tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: sản xuất nông nghiệp thay đổi phân bố theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh trở thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Bài 7. Liên minh châu Âu (EU)
PHẦN 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Dân số: 459,7 triệu người (năm 2005)
Trụ sở: Brúc-xen (Bỉ)
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- 1958: cộng đồng nguyên tử châu Âu.
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC).
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ: Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.
2. Mục đích và thể chế của EU
- Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
- Thể chế: nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện
+ Hội đồng bộ trưởng
+ Ủy ban liên minh
II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung, tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn ; sử dụng cùng đồng tiền Euro EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế.
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.
PHẦN 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU thiết lập thị trường chung
+ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc
+ Tự do lưu thông dịch vụ: tự do với các dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, du lịch…
+ Tự do lưu thông hàng hóa: các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng
+ Tự do lưu thông tiền vốn: các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông
- 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thuận lợi việc chuyển vốn trong EU
+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp
II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Tổ hợp công nghiệp hàng không Airbus do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ. Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay Airbus nổi tiếng
2. Đường hầm giao thông Măng-sơ
- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại
+ Trong tương lai, đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với hàng không
III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)
1. Khái niệm
Euroregion - chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
- Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.
- Hằng này có khoảng 30 nghìn người sang nước láng giềng làm việc
- Hằng tháng xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng
- Các trường đại học phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung
- Các con đường xuyên biên giới được xây dựng
Bài 8. Liên Bang Nga
PHẦN 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Diện tích: 17,1 triệu km2
Dân số: 143 triệu người (2005)
Thủ đô: Mát-xcơ-va
I. Vị trí địa lý và lãnh thổ
- Vị trí địa lí
+ Nằm ở 2 châu lục Á – Âu, gồm đồng bằng Đông Âu và toàn bộ Bắc Á.
+ Giáp 14 nước ở phía nam và tây-tây nam.
+ Phía bắc và phía đông, nam giáp biển-đại dương.
- Lãnh thổ
+ Diện tích rộng nhất thế giới.
+ Đất nước trải dài trên 11 múi giờ
+ Tỉnh Caliningrát biệt lập phía tây.
II. Điều kiện tự nhiên
1. Địa hình
Địa hình Liên Bang Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía Tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LBN thành 2 phần rõ rệt
- Phía Tây:
+ Đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia.
+ Dãy núi già U-ran (ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu).
- Phía Đông:
+ Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn: cao nguyên Trung Xi-bia…
+ Đồng bằng ở phía Bắc.
=> Địa hình cao ở phía Đông, thấp dần về phía Tây => Sự phân hóa về thiên nhiên và khí hậu.
2. Khí hậu
- Phía Tây: Khí hậu ôn hòa hơn.
+ Phía bắc khí hậu cận cực.
+ Phía nam khí hậu ôn đới.
- Phía Đông
Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt (mùa đông giá lạnh).
3. Sông ngòi
Liên bang Nga có nhiều sông, hồ lớn có giá trị về nhiều mặt, chủ yếu là về thủy điện (trữ năng thủy điện là 320 triệu kW) tập trung chủ yếu trên sông Ê-nít-xây, Ôbi, Lê-na. Ngoài ra còn tạo điều kiện phát triển về nông nghiệp và thủy-hải sản
- Phía Tây:
+ Sông Von-ga chảy qua đồng bằng Đông Âu, được coi là 1 trong những biểu tượng của nước Nga.
+ Sông Obi chảy qua đồng bằng Tây Xi-bia.
- Phía Đông:
+ Sông Lê-na chảy qua cao nguyên Trung Xi-bia
+ Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Ngoài ra còn có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên kháC.
4. Đất đai
- Phía Tây:
+ Phía Bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ phát triển ở dải đất miền Nam nhưng không
phát triển.
+ Ở đồng bằng Đông Âu đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
- Phía Đông:
+ Đất đai nghèo dinh dưỡng, nông nghiệp không được phát triển.
5. Khoáng sản
- Phía Tây:
+ Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
+ Than, dầu, quặng sắt, kim loại màu... ở dãy núi U-ran.
- Phía Đông:
Tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,... Liên bang Nga có trữ lượng quặng, khí tự nhiên đứng đầu thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.
=> thuận lợi trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
6. Rừng
Liên bang Nga là nơi có diện tích rừng đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim
- Phía Tây: Thảo nguyên và rừng lá kim.
- Phía Đông: Rừng lá kim
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- LBN là nức đông dân, thứ 8 thế giới nhưng mật độ thấp.
- Tốc độ gia tăng giảm do di cư.
- Nhiều dân tộc > 100 dân tộc, chủ yếu là người Nga 80% dân số.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ và trung bình, các thành phố vệ tinh.
2. Xã hội
- LBN Có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa, nhiều trường đại học danh tiếng. LBN cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản
- Người dân Nga có trrình độ học vấn cao.
PHẦN 2. KINH TẾ
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc
2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (những năm 1990 của Thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 1980 thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân khó khăn.
+ Vai trò cường quốc suy giảm.
+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
A. Chiến lược kinh tế mới
- Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới:
+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao.
+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.
B. Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Gia nhập nhóm G8.
Tuy vậy trong quá trình phát triển kinh tế, LBN còn gặp nhiều khó khăn như: phân hóa giàu nghèo, chảy máu chất xám.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga.
- Cơ cấu ngành đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai tháC.
- Công nghiệp truyền thống:
+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…
+ Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.
- Công nghiệp hiện đại:
+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….
2. Nông nghiệp:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: quỹ đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Sản xuất lương thực 78,2 triệu tấn và xuất khẩu 10 triệu tấn (2005). Sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản đều có sự tăng trưởng
3. Dịch vụ
Giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ loại hình.
+ Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông XibiA.
+ Thủ đô Moscow nổi tiếng với hệ thống xe điện ngầm
+ Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài
- Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng, kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, xuất siêu.
- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc –pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nướC.
III. Một số vùng kinh tế
Vùng kinh tế |
Đặc điểm nổi bật |
Vùng Trung ương |
- Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất - Tập trung nhiều ngành công nghiệp - Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn - Thủ đô Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, du lịch lớn của cả nước |
Vung Trung tâm đất đen |
- Có dải đất đen phì nhiêu -> thuận lợi phát triển nông nghiệp - Công nghiệp phát triển |
Vùng U-ran |
- Giàu tài nguyên - Công nghiệp phát triển - Nông nghiệp còn hạn chế |
Vùng Viễn Đông |
- Giàu tài nguyên - Phát triển công nghiệp khai khoáng, khai thác gỗ, thủy sản… Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực Châu Á - TBD |
IV. Quan hệ Nga Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Mối quan hệ 2 nước là mối quan hệ truyền thống tiếp nối mối quan hệ Xô - Việt trước đây.
- LBN coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á
- Kim ngạch buôn bán hai chiều lớn
- Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
B. PHẦN BÀI TẬP
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là
A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội D. Đặc điểm tự nhiên
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là
A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao
B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất
C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao
Câu 3. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
B. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. Công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 4. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp B. Khu vực I và II rất thấp, khu vực III cao
C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
Câu 5. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là:
A. Hàn Quốc, Xin - ga - po, In - đô - nê - xia, Braxin, Thụy Điển
B. Xin - ga - po, Hàn Quốc, Ác - hen - ti – na, Ca – na - đa
C. Hàn Quốc, Braxin, Ác - hen - ti – na, Ấn Độ, Nhật Bản
D. Hàn Quốc, Xin - ga - po, Braxin, Ác - hen - ti – na
Câu 6 Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
Câu 7 Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến
A. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
B. thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia
C. thu hẹp thị trường tài chính quốc tế.
D. tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
Câu 8 Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới chỉ ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
B. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới
D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học
Câu 9 Tính đến năm 2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vẫn chưa kết nạp thành viên nào sau đây
A. Đông Timor B. Lào C. Bruney D. Philippin
Câu 10 APEC là tên viết tắt của tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 11 Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có tổng GDP cao nhất
A. NAFTA B. EU C. ASEAN D. APEC
Câu 12 NAFTA là tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
C. Liên minh châu Âu
D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 13. Đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay
A. Sự nóng lên của nhiệt độ Trái Đất B. Sự gia tăng các hiện tương thời tiết cực đoan
C. Sự phân mùa của khí hậu D. Mưa axit
Câu 14. Hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm nước ngọt, nước biển và đại dương:
A. Suy giảm sinh vật B. Thiếu nước sạch
C. Thiếu nước tưới D. Chiến tranh, xung đột
Câu 15. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia B. chủ yếu ở các nước phát triển
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ- la- tinh
Câu 16. Hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ
B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu
D. các thảm họa như bão, lũ lụt…
Câu 17 Sự suy giảm đa dạng sinh vật dẫn đến hậu quả là
A. mất đi nhiều loài sinh vật, mất đi các nguồn gen di truyền quý hiếm
B. nhiều loài sinh vật phát triển nhanh bất thường
C. tầng ôdôn mỏng dần
D. gây nên mưa axit
Câu 18. Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Hội nghị các nước ASEAN B. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ
C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất D.Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Câu 19. Bắc Phi có tài nguyên khoáng sản nào nổi bật:
A. Kim cương B. Dầu khí C. Đồng D. Bôxit
Câu 20. Hậu quả khai thác khoáng sản của nhiều công ti tư bản nước ngoài để lại ở châu Phi là:
A. Tài nguyên khoáng sản bị cạn kiện, môi trường ô nhiễm
B. Tài nguyên khoáng sản bị suy giảm
C. Hoang mạc hóa đất đai
D. Thiếu nước nghiêm trọng
Câu 21 Những thách thức lớn về mặt xã hội của châu Phi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người không bao gồm
A. Trình độ dân trí thấp B. Xung đột sắc tộc
C. Đói nghèo, bệnh tật D. Tỉ lệ dân đô thị thấp
Câu 22. Nhận xét không đúng về nguyên nhân làm cho Châu Phi còn nghèo là
A. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân
B. Sự yếu kém trong quản lí đất nước
C. Xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục
D. Giàu tài nguyên thiên nhiên
Câu 23 Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô
B. Hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
C. Hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. Rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 24. Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do:
A. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn
B. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài
C. Các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở
D. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ
Câu 25. Gần đây tình hình kinh tế nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện không phải là do
A. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài
B. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế
C. Phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế
D. Tăng cường khai thác khoáng sản
Câu 26 Dân cư đô thị Mĩ Latinh chiếm tới 75% dân số , trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ la tinh có
A. Hẩu hết sống trong điều kiện tốt B. 1/3 sống trong điều kiện khó khăn
C. 1/2 sống trong điều kiện khó khăn D. 3/4 sống trong điều kiện tốt
Câu 27. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh là do
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái
D. Chính sách thu hút đầu tư không phù hợp
Câu 28. Các quá trình cải cách kinh tế ở các nước Mĩ Latinh còn có khó khăn gì
A. Lạm phát quá cao
B. Sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ các nguồn tài nguyên giàu có
C. Chiến tranh và xung đột sắc tộc
D. Thiếu nguồn lao động
Câu 29. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. vị trí địa lý mang tính chiến lược
B. nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có
C. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài
Câu 30. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là
A. Áp-ga-ni-xtan B. Ca-dắc-xtan
C. Tát-ghi-ki-xtan D. U-dơ-bê-ki-xtan
Câu 31. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở
A. ven biển Caxpi B. ven biển Đen
C. ven Địa Trung Hải D. ven vịnh Péc-xích
Câu 32. Những nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng ở Tây Nam Á và Trung Á không phải là:
A. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài B. Hoạt động của lực lượng khủng bố
C. Sự tranh giành các nguồn tài nguyên D. Gia tăng dân số lớn
Câu 33. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á là
A. Đạo Hồi B. Đạo Phật C. Thiên Chúa giáo D. Đạo Ấn
Câu 34. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp của Hoa Kì là
A. trang trại B. xí nghiệp nông nghiệp
C. vùng nông nghiệp D. hộ gia đình
Câu 35. Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng
A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương
B. phía Nam và ven Thái Bình Dương
C. phía Đông Nam và ven vịnh Mêhicô
D. ven Thái Bình Dương và vịnh Mêhicô
Câu 36. Cơ cấu sản lượng giữa các ngành công nghiệp của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng
A. giảm tỉ trọng các ngành luyện kim, dệt; tăng tỉ trọng các ngành hàng không – vũ trụ, điện tử
B. giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp
C. giảm tỉ trọng ngành điện tử, khai khoáng
D. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng công nghiệp điện lực
Câu 37. Vùng phía Tây Hoa Kỳ có nhiều kim loại màu như
A. vàng, dầu mỏ, khí đốt B. đồng, chì, sắt, than đá
C. vàng, đồng, chì D. than, sắt, dầu mỏ
Câu 38. Về tự nhiên, Alatxca của Hoa Kỳ không có đặc điểm
A. Là bán đảo rộng lớn
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi
C. Địa hình chủ yếu là đồng bằng
D. Có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên
Câu 39. Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng phía Đông Hoa Kỳ là
A. Gồm dãy núi già Apalát và các đồng bằng ven Đại Tây Dương
B. Dãy núi già Apalát cao trung bình 1000-1500 m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang
C. Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương diện tích nhỏ, đất khá màu mỡ, khí hậu mang tính chất nhiệt đới và cận nhiệt đới hải dương
D. Vùng núi Apalát có nhiều than đá, quặng sắt, trữ lượng lớn nằm lộ thiên, nguồn thủy năng phong phú
Câu 40. Vùng trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới của Hoa Kì nằm ở:
A. Ven vịnh Mê-hi-cô B. Vùng ngũ hồ
C. Đông Bắc C. Dọc ven sông Mixixipi
Câu 41. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của Hoa Kì không bao gồm nhóm ngành lớn nào
A. Công nghiệp chế biến B. Công nghiệp điện lực
C. Công nghiệp khai khoáng D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 42. Ngành dịch vụ của Hoa Kì không có đặc điểm
A. Hệ thống các loại đường và phương tiện vân tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới
B. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, Hoa Kì là nước xuất siêu
C. Các tập đoàn tài chính ngân hàng thu hút nhiều lao động và hoạt động rộng khắp thế giới
D. Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, ngành du lịch phát triển mạnh
Câu 43. Phần lớn dân cư Hoa Kì có nguồn gốc
A. châu Á B. châu Phi C. Châu Âu D. Mĩ Latinh
Câu 44. Liên kết vùng ở châu Âu có đặc điểm :
A. Có thể nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU hoặc có 1 phần nằm ngoài ranh giới EU
B. Liên kết hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị
C. Người dân các nước di chuyển trong vùng liên kết khó khăn
D. Liên kết vùng gây xáo trộn an ninh quốc phòng
Câu 45. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu là:
A. Tự di đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc
B. Tự do lưu thông dịch vụ
C. Tự do lưu thông hàng hóa
D. Tự do vận tải, thông tin liên lạc
Câu 46. Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maxtrich không bao gồm
A. Cộng đồng châu Âu
B. Chính sách đối ngoại và an ninh chung
C. Hợp tác về tư pháp và nội vụ
D. Hội đồng châu Âu
Câu 47. Việc đưa đồng tiền chung châu Âu vào lưu thông không có tác dụng nào
A. Xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi ngoại tệ
B. giảm sức cạnh tranh của thị trường chung
C. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU
D. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia
Câu 48. Hạn chế lớn trong việc hợp tác phát triển của EU là:
A. Tạo được thị trường chung tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người...
B. Trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
C. Chính trị bất ổn, nhiều rủi ro trong đầu tư
D. Sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên
Câu 49. Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động
A. Nông nghiệp B. Du lịch
C. Tài chính D. Xuất, nhập khẩu
Câu 50. Mục đích của EU không phải là xây dựng, phát triển một khu vực
A. tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
B. tự do lưu thông con người và tiền vốn.
C. tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.
D. đồng nhất về thể chế nhà nước
.......(Xem đầy đủ ở file tải về)....
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021