Trắc nghiệm Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (có đáp án)

Cập nhật lúc: 14:00 25-02-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Biển đảo luôn là vấn đề nóng bỏng trong nhiều năm trở lại đây. Phát triển kinh tế biển đảo đang ngày được quan tâm, chú trọng. Bài viết cung cấp những câu hỏi trắc nghiệm thường gặp của bài học này, giúp các em củng cố kiến thức...

 

Trắc nghiệm Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng

ở biển Đông và các đảo, quần đảo

 

Câu 1. Chim yến có nhiều trên các đảo đá ven bờ

A. Bắc Trung Bộ.       

B. Đông Bắc.

C. Nam Trung Bộ.      

D. Đông Nam Bộ.

Câu 2. Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc tỉnh

A. Bình Định, Phú Yên.         

B. Quảng Ninh, Khánh Hòa.

C. Ninh Thuận, Bình Thuận.  

D.Thanh Hóa, Quảng Nam.

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng biển nước ta?

A. Vùng biển nước ta có một số mỏ sa khoáng ôxit có giá trị xuất khẩu.

B. Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối.

C. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.

D. Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

Câu 4. Huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?

A. Hải Phòng.

B. Thanh Hóa.

C. Quảng Ninh.          

D. Đà Nẵng

 Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ

B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao

C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Câu 6. Hãy cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào?

A. Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa

B. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

C. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế

D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa

Câu 7. Đâu không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta?

A. Cái Bầu.    

B. Lý Sơn.      

C. Bạch Long Vĩ.       

C. Phú Quý

Câu 8. Đâu không phải là tên một ngư trường trọng điểm ở Việt Nam?

A. Ngư trường Ninh Thuận- Bình Thuận

B. Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang

C. Ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh

D. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

Câu 9. Vấn đề lớn đặt ra trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta là:

A. Thiếu lao động       

B. Ô nhiễm môi trường

C. Khó khai thác, vận chuyển.           

D. Thiếu kinh phí để chế biến

Câu 10. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?

A. Vũng Áng.

B. Vũng Tàu.  

C. Dung Quất.

D. Nghi Sơn

Câu 11. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta

B. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất

C. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta

D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Câu 12. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất?

A. Cửu Long – Nam Côn Sơn.          

B. Thổ Chu – Mã Lai

C. Cửu Long – Sông Hồng.   

D. Hoàng Sa - Trường Sa

Câu 13. Hiện nay, dầu khí của nước ta chưa được sử dụng cho công nghiệp

A. Sản xuất điện tuốc bin khí.

B. Hóa dầu

C. Làm phân bón.       

D. Làm khí hóa lỏng

Câu 14. Cảng nước sâu gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã được xây dựng là

A. Vũng Áng.

B. Cái Lân.     

C. Dung Quất.

D. Nghi Sơn

Câu 15. Hiện nay ngành du lịch biển nước ta còn hạn chế và khó khăn do:

A. Ô nhiễm môi trường biển.

B. Chi phí đầu tư vào du lịch còn hạn chế

C. Chưa khai thác triệt để ngành du lịch biển.

D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 16. Quần đảo Côn Đảo còn gọi là quần đảo

A. Côn Sơn.   

B. Nam Du.    

C. Vân Đồn.   

D. Cô Tô.

Câu 17. Vùng biển nước ta có các đảo đông dân là

A. Côn Sơn, Cát Bà, Lý Sơn, Cái Bầu, Phú Quốc.

B. Cồn Cỏ, Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Lý Sơn.

C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc, Lý Sơn.

D. Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.

Câu 18. Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế là

A. Du lịch an dưỡng.

B. Du lịch thể thao dưới nước.

C. Du lịch biển - đảo.

D. Du lịch sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 19. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

C. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.

D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

Câu 20. Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?

A. Biển có độ sâu trung bình.

B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu.

C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều sáng, giàu ôxi.

D. Độ muối trung bình khoảng 30-33%.

 

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.B

4.C

5.C

6.B

7.C

8.A

9.B

10.B

11.D

12.A

13.B

14.B

15.D

16.A

17.D

18.C

19.B

20.B

 

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021