Trắc nghiệm Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (có đáp án)

Cập nhật lúc: 14:00 21-02-2017 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Địa lý vùng kinh tế chiếm tỷ trọng lớn số câu hỏi trong đề thi THPTQG. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng thường được hỏi đến trong các đề thi địa lý 12. Cùng ôn tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức qua bài viết sau đây

Trắc nghiệm

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

 

Câu 1. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?

A. 10. 

B. 11.  

C. 12.  

D. 13

Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là:

A. Khí hậu.     

B. Đất.

C. Nước.        

D. Khoáng sản.

 Câu 3. Thiên tai chủ yếu thường gặp và gây thiệt hại lớn đối với Đồng bằng sông Hồng là

A. Đất bạc màu.         

B. Bão, lũ lụt. 

C. Triều cường.          

D. Hạn hán, lũ lụt

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Cơ cấu GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng chiếm (%) năm 2005?

A. 25,1.          

B. 29,9.           

C. 43,9.           

D. 26,9

Câu 5. Tỉnh nào của đồng Đồng bằng sông Hồng không giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc.

B. Bắc Ninh.  

C. Hà Nam.    

D. Hải Phòng

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, Đường bờ biển của Đồng bằng sông Hồng dài khoảng (km)

A. 300.           

B. 400.

C. 500.

D. 600

Câu 7. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với

A. Biển Đông.

B. Bắc Campuchia

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Lào

Câu8. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Vĩnh Phúc.

B. Quảng Ninh.          

C. Hưng Yên. 

D. Nam Định.

Câu 9. Ở đồng bằng sông Hồng nới tập trung đông dân nhất là

A. Hải Phòng.

B. Hưng Yên. 

C. Hà Nội.      

D. Hà Nam

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng  không giáp biển?

A. Hưng Yên, Hải Phòng.     

B. Hà Nam, Bắc Ninh

C. Hưng Yên, Ninh Bình.      

D.Nam Định, Bắc Ninh

Câu 11. Cho các nhận định sau về Đồng bằng sông Hồng

(1). Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm

(2). Đất ít có khả năng mở rộng diện tích

(3). Lịch sử khai phá lãnh thổ khá sớm

(4). Mật độ dân số gấp 3,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long và 17 lần Tây Nguyên

(5). Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng, thu hút đầu tư nước ngoài thứ hai cả nước

 Nhận định đúng là

 A. (1), (2), (4).           

B. (1), (2), (3), (5)

C. (1), (2), (5).

D. (1), (2), (3), (4), (5)

Câu 12. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng

B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới

C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp

D. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp

Câu 13. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động

B. Vùng mới được khai thác gần đây

C. Có nhiều trung tâm công nghiệp

D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú

Câu 14. Lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng gồm:

A. Đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du

B. Nằm hoàn toàn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du Bắc Bộ

C. Châu thổ sông Hồng và sông Mã

D. Các đồng bằng và đồi núi xen kẽ

Câu 15. Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hưng Yên là

A. Cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may

B. Cơ khí, điện tử, hóa chất

C. Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng       

D. Cơ khí, sản xuất ô tô

Câu 16. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đẩy mạnh thâm canh.       

B. Quy hoạch đô thị và thuỷ lợi

C. Khai hoang và cải tạo đất. 

D. Trồng rừng và khai thác tài nguyên khoáng sản

Câu 17. Loại khoáng sản có giá trị nhất ở đồng bằng sông Hồng là

A. Khí đốt và than nâu.          

B. Sét Cao lanh và khí đốt

C. Than nâu và đá vôi.           

D. Đá vôi và sét Cao lanh

Câu 18. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là

A. Khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn

B. Phân lớn diện tích đất đai bị thoái hóa, bạc màu

C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn

D. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt

 

Câu 19. Năm 2007, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp ở đồng bằng sông Hồng chiếm (%)

A. 25,1.          

B. 29,9.           

C. 14.              

D. 26,1.

Câu 20. Cho bảng số liệu (***)

Bảng. Số dân, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005

 

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Số dân (nghìn người)

16137

18028

71996

83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

1117

1221

7322

8383

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

5340

6518

26141

39622

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

331

362

363

477

 

Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Số dân cả nước tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng

B. Sản lượng lương thực có hạt Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh  hơn cả nước

C. Sản lượng lương thực có hạt của cả nước tăng 13481 nghìn tấn.

D. Bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng luôn thấp hơn cả nước.

 

 

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.C

5.C

6.B

7.A

8.B

9.C

10.B

11.B

12.A

13.B

14.A

15.B

16.A

17.A

18.C

19.C

20.B

 

Lời giải:

Câu  20

Lập Bảng số liệu về giá trị và tốc độ tăng số dân và sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng và cả nước giai đoạn 1995-2005

Giá trị tăng trưởng = giá trị (năm cuối - năm đầu)

Tốc độ tăng trường = giá trị (năm cuối/ năm đầu)

Chỉ số tăng trưởng

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

Số dân

1891 nghìn người

1,12 lần

11110 nghìn người

1,15 lần

Sản lượng lương thực có hạt

1178 nghìn tấn

1,22 lần

13481 nghìn tấn

1,52 lần

 

 

 

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021