Lao động và việc làm

Cập nhật lúc: 16:00 07-12-2016 Mục tin: ĐỊA LÝ LỚP 12


Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào chính là tiền đề cho cải tạo tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội. Bài học giúp chùng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về nguồn lao động cũng như vấn đề việc làm hiện nay

Bài 9: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

A. LÝ THUYẾT
1. Đặc điểm nguồn lao động
- Thế mạnh
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào.
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất gắn với
truyền thống sản xuất của dân tộc, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh.
+ Chất lượng lao động ngày một nâng lên.
- Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.

2. Một số chuyển biến trong cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay
- Trong các ngành kinh tế: cơ cấu lao động đang có chuyển biến theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhưng chuyển biến còn chậm.
- Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước và có chiều hướng tăng. Khu vực Nhà nước chỉ chiếm tỉ trọng
nhỏ và đang có chiều hướng giảm.
- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: Lao động tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn và tỉ trọng đang có xu hướng giảm. Lao động trong khu vực thành
thị còn chiếm tỉ lệ nhỏ và đang có xu hướng tăng dần.

3. Vấn đề việc làm
3.1. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì:
- Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta còn cao,
- Mỗi năm cần giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động trong khi nền kinh tế phát
triển còn chậm nên việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Phương hướng giải quyết việc làm
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản
xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao
chất lượng, đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo ra công việc hoặc tham gia vào các đơn
vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay ?
A. Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào.
B. Lao động có kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
D. Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay
có sự chuyển biến nhanh chóng và mạnh mẽ.
Câu 2. Sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta đang diễn ra
theo xu hướng
A. giảm số lao động trong khu vực Nhà nước, tăng số lao động ở khu vực ngoài
Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. ổn định số lao động trong khu vực Nhà nước, tăng số tăng số lao động ở khu
vực ngoài Nhà nước.
C. tăng số lao động trong khu vực Nhà nước.
D. Tất cả đều sai.
Câu 3. Cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. ổn định số lao động hiện tại của cả ngành nông nghiệp và công nghiệp.
B. giảm lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng số lao động trong ngành công
nghiệp, dịch vụ.
C. tăng nhanh số lao động trong ngành dịch vụ.
D. giảm số lao động trong ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng số lao động trong
ngành công nghiệp.
Câu 4. Nguyên nhân không dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo
thành phần kinh tế trong thời gian qua là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
B. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
C. Chính sách của Nhà nước.
D. Chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay ?
A. Nền kinh tế nước ta mỗi năm tạo thêm được khoảng 1,5 triệu việc làm.
B. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở
nước ta.
C. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn.
D. Lao động thiếu việc làm tập trung ở thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn
--- HẾT ---

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Địa lớp 12 - Xem ngay

Cập nhật kiến thức và thông tin tuyển sinh bám sát kì thi THPTQG 2021